Home > Principles > Cloud computing là gì?

Cloud computing là gì?

Khái niệm cloud computing (điện toán đám mây) ra đời từ năm 2007. Nửa năm sau đó, cloud computing đã nhận được sự quan tâm vượt hẳn grid computing (điện toán lưới). Dù vậy, đến tận bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó.

Cloud computing là một mô hình tính toán thương mại, cho phép chia nhỏ nhiệm vụ tính toán để phân tán trên hàng loạt máy tính của bể tài nguyên (resource pool), cung cấp khả năng tính toán, lưu trữ, phục vụ thông tin cho người dùng. Gọi là cloud vì số lượng máy tính trong bể tài nguyên là không cố định, thậm chí cấu trúc bể tài nguyên cũng không cố định, giống như một đám mây luôn thay đổi hình dạng. Bể tài nguyên này có mứa độ tự động cao, thường dùng phần mềm chuyên dụng để quản lí, ít sự can thiệp của con người.

Cloud computing là sự phát triển của điện toán song song (parallel computing), điện toán phân tán (distributed computing) và điện toán lưới (grid computing). Dù định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì cloud computing cũng cần đảm bảo các đặc điểm sau:

Qui mô lớn: hệ thống cloud computing của Google có hơn 1 triệu server, cloud của Amazon, IBM, Microsoft hay Yahoo đều có hàng trăm nghìn server.

Ảo hóa: người dùng hoàn toàn không biết việc tính toán diễn ra tại đâu, chỉ cần gởi request và nhận kết quả.

Độ tin cậy cao: cloud thường lưu dữ liệu thành nhiều bản và ứng dụng nhiều cơ chế đảm bảo hệ thống vẫn an toàn khi bất kì server nào bị hỏng.

Thông dụng: thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau

“co dãn tốt”: số lượng server trong cloud không cố định, tùy theo mức độ sử dụng có thể tăng thêm hoặc giảm bớt server.

Phục vụ theo yêu cầu: người dùng thông qua mức độ sử dụng của mình để trả tiền.

Giá rẻ: Google mỗi năm đầu tư 1.6 tỉ USD để xây dựng trung tâm dữ liệu dạng cloud, năng lực tương đương với bỏ ra 64 tỉ USD để xây dựng theo kĩ thuật truyền thống. Hơn nữa thời gian xử lí còn rút ngắn đi nhiều.

Căn cứ theo loại hình phục vụ, cloud computing được chia thành 3 tầng:

IaaS (Infrustructure as a Service): cung cấp một hệ thống các máy trần và ổ cứng, người dùng có thể chạy windows hoặc linux trên đó, có thể làm bất cứ điều gì, lượng tài nguyên có thể dùng gần như vô hạn. Điển hình có EC2 (Elastic Computing Cloud) và S3 (Simple Storage Service) của AWS (Amazon Web Service). Người dùng cần nghĩ đến việc làm thế nào để nhiều máy hoạt động phối hợp với nhau. Ví dụ AWS cung cấp SQS (Simple Queue Service) để các máy giao tiếp với nhau.

Paas (Platform as a Service): cung cấp môi trường để người dùng chạy ứng dụng, điển hình có Google App Engine và Microsoft Windows Azure. PaaS tự động quản lí hệ thống, người dùng không cần quan tâm việc giao tiếp giữa các máy.

SaaS (Software as a Service): chỉ nhắm vào một số ứng dụng nhất định, ví dụ như CRM (Client Relationship Management ) của Salesforce.

Sự khác biệt giữa điện toán lưới và điện toán đám mây có thể tổng kết như bảng dưới đây:

Điện toán lưới Điện toán đám mây
Mục tiêu Chia sẻ điện toán tính năng cao (High performance computing) và dữ liệu, hợp tác thực hiện Cung cấp môi trường tính toán và không gian lưu trữ thông dụng, cung cấp sự phục vụ cho nhiều loại phần mềm
Nguồn gốc tài nguyên Nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau Cùng tổ chức
Loại tài nguyên Dị cấu Đẳng cấu
Máy trạm Máy tính với tính năng cao Server/ PC
Loại ứng dụng Tính toán khoa học Xử lí dữ liệu
Người dùng Giới khoa học Thương mại
Phương thức trả tiền Miễn phí (chính phủ chi) Tính phí theo lượng sử dụng
Tiêu chuẩn hóa Tiêu chuẩn quốc tế OGSA/WSRF Chưa có tiêu chuẩn
Categories: Principles Tags:
  1. August 2, 2011 at 10:50 PM

    Mới tìm hiểu về Cloud Computing, đọc bài này bổ ích quá. thanks

  2. Nguyễn Văn Huy
    November 7, 2011 at 9:43 PM

    thanks bạn, bài viết rất bổ ích.
    Mong bạn bổ xung thêm nhiều bài như thế, cả mấy bài về ứng dụng AWS của amazon luôn, mình cũng đang quan tâm về EC2 và S2 của Amazon nhưng chưa biết nó làm đc gì và làm ntn. Một số bài về hadoop của bạn cũng khá hay, bạn chi tiết hơn nữa thì tốt hơn, đặc biệt là Hbase :)

  3. December 8, 2011 at 1:59 AM

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ. Mình cũng có suy nghĩ với bạn. Điện toán đám mây ở Việt Nam cũng chưa phát triển mạnh như ở các nước phương Tây. Mình mong bản thân và cả 1 cộng đồng IT Việt Nam cùng chung sức phát triển nó. Đưa hệ thồng mạng VN sánh tầm quốc tế. Và trước mắt hợp tác đóng góp những bài viết bổ ích cho ngành công nghệ này vào Việt Nam.

  4. December 12, 2011 at 8:48 AM

    @Đỗ Quang Nghĩa: mình rất hoan nghênh suy nghĩ của bạn, mong là bạn cũng sẽ lập blog chia sẻ kiến thức cho mọi người, mình sẵn sàng link qua blog bạn.

  1. August 10, 2014 at 1:00 AM

Leave a reply to Đỗ Quang Nghĩa Cancel reply